Tin vắn

Các bước vệ sinh xe máy


Xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nước ta. Để xe hoạt động tốt, không phát sinh hỏng hóc thì người dùng phải chú ý tới việc vệ sinh, bảo dưỡng xe. Do đó, vấn đề vệ sinh xe máy như thế nào để xe luôn vận hành tốt được mọi người rất quan tâm tìm hiểu.

Vệ sinh buồng đốt xe máy


Để động cơ xe máy vận hành được thì nhiên liệu trong xy lanh cần phải được đốt cháy. Tuy nhiên, quá trình đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu) đã sinh ra muội carbon ở dạng hạt cứng hoặc dạng dẻo bám vào xupap, đầu động cơ làm cho hiệu suất vận hành của động cơ bị giảm đi. Bởi vậy, buồng đốt xe máy cần được làm sạch thường xuyên.

>>> Tham khảo: Bộ dụng cụ rửa xe máy chuyên nghiệp để có thể tự tay chăm sóc xế yêu của bạn


Để vệ sinh buồng đốt xe máy thì người dùng cần thực hiện theo các bước sau, nếu không tự thực hiện được thì có thể mang xe máy ra tiệm bảo dưỡng để nhân viên trực tiếp thực hiện việc vệ sinh:

Bước 1: Tháo lọc gió xe máy

Bước 2: Đưa ống dẫn khí vào sâu bên trong động cơ xe máy

Bước 3: Kẹp dây kẹp rung chấn vào biển số xe

Bước 4: Cho xe khởi động để xác nhận máy ga cầm chừng mức bình thường

Bước 5: Bật công tắc đóng/mở của máy vệ sinh buồng đốt, sẽ có đèn báo tín hiệu sản sinh khí sáng, mỗi lần ấn công tắc như vây thì máy vệ sinh buồng đốt sẽ tự động tính số lần vệ sinh. Lưu ý là không được lên ga xe trong quá trình vệ sinh buồng đốt và không được để động cơ bị tắt bởi nếu động cơ ngừng vận hành thì máy vệ sinh buồng đốt sẽ dừng sinh khí cho tới động cơ vận hành trở lại.

Bước 6: Khi kết thúc quá trình vệ sinh buồng đốt, rút dây khí ra khỏi xe, từ từ khởi động dò ga, trả bộ khí về trạng thái ban đầu.

Vệ sinh lọc gió xe máy


Lọc gió xe máy cần được vệ sinh định kỳ để tránh tình trạng lọc gió bẩn dẫn tới động cơ không đủ khí để đốt xăng, xe bị tốn xăng hơn bình thường. Khi lọc gió bẩn thì người dùng cần xem chiếc xe máy đang sử dụng dùng loại lọc gió nào để tìm ra phương án vệ sinh lọc gió xe máy hiệu quả nhất; vì ví dụ đối với lọc gió bằng giấy dầu thì không thể vệ sinh mà chỉ có thể thay mới sau khoảng 15000 km – 20000 km xe vận hành.



Đối với lọc gió giấy thì người dùng xe có thể tháo ra, dùng xịt khí để làm sạch bụi bẩn ở lọc gió này. Còn với lọc gió bằng mút xốp tẩm dầu thì người dùng có thể tháo ra, giặt sạch bằng nước hoặc xăng, sau đó phơi khô, tẩm dầu, lắp lại; rất đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, dù vệ sinh thì những loại lọc gió này cũng chỉ nên thay mới sau khoảng 2-3 lần vệ sinh để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Người dùng xe cần chú ý thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lọc gió xe máy định kỳ để giúp xe vận hành tốt hơn mà không tiêu tốn nhiều nhiên liệu.

Vệ sinh sên xe máy


Sên xe máy là bộ phận dẫn động chính trên xe máy, do đó người dùng xe cần chú ý vệ sinh sên xe máy, bảo dưỡng bộ phận này định kỳ để tránh sên xe máy sau một thời gian xe hoạt động bị hoen gỉ, hao mòn,...


Để vệ sinh sên xe máy đúng cách thì người dùng xe cần chuẩn bị dung dịch làm sạch sên xe máy chuyên dụng, dung dịch bôi trơn, bàn chải 3 mặt chuyên dụng, nước khoáng, khăn lau khô sạch, xô đựng nước bẩn.

Bước 1: Xịt dung dịch làm sạch sên xe đã chuẩn bị lên các mặt của sên xe và dĩa xe máy để loại bỏ bụi bẩn bám lên bề mặt sên, chú ý xịt đủ các mặt ngoài, mặt sau, mặt giữa sên. Sau khi xịt, để yên trong 10 – 15 phút để dung dịch ngấm dần, xử lý vết bẩn.

Bước 2: Dùng bàn chải 3 mặt chuyên dụng để đánh đều lên cả 4 mặt sên, mặt dĩa, làm sạch các chi tiết.

Bước 3: Đổ nước khoáng đã chuẩn bị vào vị trí sên xe để rửa sạch lại.

Bước 4: Dùng khăn sạch lau khô các chi tiết.

Bước 5: Xịt dung dịch bôi trơn sên xe chuyên dụng lên 2 mặt trong và ngoài của sên. Chú ý sử dụng đúng loại dung dịch chuyên dụng để bôi trơn sên xe, không dùng các dung dịch bôi trơn khác như mỡ bò, nhớt láp xe ga,...để thay thế.

Sau khi làm sạch và xịt dung dịch bôi trơn sên xe thì người dùng xe chú ý không sử dụng xe ngay mà để xe nghỉ trong ít nhất 1 tiếng, để dung dịch thấm đều vào các mắt xích, tăng độ bền sên xe.


Vệ sinh pô xe máy


Sau một thời gian sử dụng, pô xe máy sẽ bám dính nhiều bụi bẩn, dẫn tới tiếng nổ không được êm hoặc dẫn đến tình trạng pô xe máy bị oxy hóa, hỏng thủng pô. Người dùng có thể tự vệ sinh pô xe máy tại nhà khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: bộ tháo lắp xe máy, xăng, túi nilon, chậu nhựa.

Bước 1: Người dùng tháo ống pô xe máy ra bằng cách tháo hai ốc cố định ở đáy cổ pô với dụng cụ tháo lắp đã chuẩn bị.

Bước 2: Đặt ống pô nằm xuống nền nhà, đổ 1 lít xăng vào ống pô; dùng túi nilon bịt hết các đầu lỗ thoát để hơi xăng không bay ra ngoài.

Bước 3: Lắc đều xăng trong ống pô để xăng len lỏi vào khắp các vị trí trong ống pô, làm sạch bụi bẩn, muội. Sau đó để nguyên tình trạng như vậy qua đêm.

Bước 4: Tháo túi nilon ra và đổ xăng ngâm trong ống pô, dựng ống pô lên cho xăng chảy hết ra ngoài.

Bước 5: Xịt dung dịch vệ sinh xe máy vào ống pô, để nguyên trong 5 phút.

Bước 6: Dùng vòi xịt nước rửa sạch bên trong pô và để khô tự nhiên; sau đó lắp lại pô vào xe.

Cách vệ sinh pô xe máy này có thể áp dụng cho các dòng xe khác nhau, không quá phức tạp mà lại mang tới hiệu quả cao.

Trên đây là cách vệ sinh một số bộ phận quan trọng của xe máy mà người dùng xe có thể tham khảo để chú ý chủ động tự tiến hành tại nhà hoặc đưa xe ra tiệm bảo dưỡng để nhân viên kỹ thuật kiểm tra, vệ sinh định kỳ; giúp xe luôn vận hành tốt, đạt độ bền cao.

Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Tearu Equipment Hoặc qua số điện thoại miền Nam Hotline: 0915 877 096, miền Bắc Hotline: 0976 080 020, miền Trung Hotline: 0905 007 066 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy chuyên nghiệp thu lời nhanh chóng

Không có nhận xét nào