Tin vắn

Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm rửa xe


Hiện nay nghề rửa xe đang là nghề hái ra tiền, với số vốn đầu tư ban đầu không phải là quá cao, người rửa xe chủ yếu là lấy công làm lãi và chạy thêm một vài dịch vụ nữa như: thay nhớt, bảo dưỡng, bơm hơi…..

Yêu cầu đối với người rửa xe cũng không quá cao, chỉ cần có tính chăm chỉ, cẩn thận, kiên nhẫn  một chút là có thể làm được mà không đòi hỏi bằng cấp.

Hãy cùng tham khảo những bước quan trọng cần lưu ý, khi có ý định mở tiệm rửa xe

1. Lựa chọn mặt  bằng


Mặt bằng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới việc thành hay bại của cửa hàng rửa xe.

Diện tích mặt bằng (Diện tích mặt bằng lớn càng tốt, tuy nhiên nếu hạn hẹp về vốn thì chỉ cần đủ là được): Nếu quy mô cửa hàng là rửa cả ô tô và xe máy thì diện tích tối thiểu 
khoảng 40 m2. Còn nếu chỉ rửa xe máy thôi thì không gian sẽ khoảng tầm 10 m2 là được.

Khó khăn lớn nhất của nghề rửa xe là cần mặt bằng đủ rộng tuy nhiên để có một mặt bằng đủ rộng và thuận tiện thì giá khá cao. Vì vậy đa phần các tiệm rửa xe thường mở xa  trung tâm một chút hoặc ở trung tâm thì chỉ phù hợp với những người có sẵn mặt bằng.


2. Thiết kế mặt bằng


Sau khi đã có mặt bằng thì vấn đề đặt ra là, cần phải thiết kế như thế nào để cửa hàng rửa xe của mình trông sạch sẽ ,thoáng mát,tạo được nhiều khu vực tiện ích cho khách hàng ...
Để đạt được các yêu cầu trên, thì cần lưu ý những vấn đề sau:

- Hệ thống thoát nước phải được thiết kế tốt, tránh tình trạng nước bị ngập lênh láng, hoặc thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

- Sắp xếp vị trí để các thiết bị phù hợp, sao cho tiệm rửa xe trông thoáng, không bị rối mắt, vướng víu trong quá trình làm việc. Vấn đề này nên tham khảo ở những tiệm rửa xe khác, hoặc nhờ đơn vị cung cấp thiết bị tư vấn.

- Vị trí sắp xe đợi và đường ra cho xe rửa xong phải thật hợp lý

3. Lên dự toán


Khi đã có mặt bằng, và xác định được mô hình kinh doanh của tiệm rửa xe, cần lên danh sách các khoản cần phải đầu tư như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua thiết bị, thuê nhân viên, chi phí duy trì...

4. Tìm đơn vị cung cấp thiết bị


Lựa chọn một đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có khả năng tư vấn hoàn chỉnh khi mở tiệm rửa xe.

Cần tham khảo kỹ lưỡng về giá, chế độ bảo hành, chi phí vận chuyển, dịch vụ hậu mãi...

Nếu bạn có ý định kinh doanh mở tiệm rửa xe nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm  hay đang là chủ của một cửa hàng rửa xe mà muốn thu hút được nhiều khách hàng,  tăng thêm lợi nhuận cho tiệm của mình thì nên xem qua bài viết tư vấn mở tiệm rửa xe 99% sinh lời 


5. Quản lý và đào tạo nhân lực


Người thợ rửa xe đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và hiệu quả của công việc.

Do đó nhất định phải có ít nhất 1 người thợ lành nghề trong trạm rửa xe của mình (người này sẽ đóng vai trò chính, kiêm hướng dẫn cho những thợ rửa xe mới).

Cần nhắc nhở thường xuyên về thái độ làm việc, phục vụ khách hàng, tính tỉ mỉ cẩn thận, chăm chỉ, thật thà cho người thợ.

Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, và thu nhập cho thợ rửa xe.

 6. Có chiến lược kinh doanh phù hợp


Một tiệm rửa xe thu nhập cũng khá cao, trung bình rửa một chiếc xe máy mất 10-15 phút với giá trong khoảng 15-20 nghìn đồng, còn rửa một chiếc ô tô mất khoảng 30 phút và thu về 40-50 nghìn đồng.

Nhất là  vào những dịp lễ tết hay sau những ngày mưa lượng khách tăng lên đột biến mỗi ngày có thể rửa đến vài chục chiếc xe thu về 3-5 triệu đồng một ngày.

Vì vậy, để tăng thu nhập, bạn cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo sực độc đáo, khác biệt so với các dịch vụ khác.

Thường xuyên có những dịch vụ khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.

 Các thiết bị căn bản cho tiệm rửa xe


 Dụng cụ thiết bị cũng không cần đầu tư quá nhiều chỉ cần một số máy móc chính như máy xịt rửa xe, máy nén khí, máy hút bụi, máy phun bọt tuyết, khăn lau,…. nếu chuyên nghiệp hơn một chút thì có thêm cầu nâng rửa xe, khăn lau da bò..

1. Máy rửa xe: Máy xịt rửa áp lực cao (đầu liền) đã trở thành lựa chọn bắt buộc cho việc rửa xe ô tô dịch vụ.

- Máy đầu ngang giờ chủ yếu được dùng làm máy phụ, hoặc rửa xe máy.

- Đối với rửa xe máy và ô tô, áp lực khoảng 80-90 bar là thừa đủ dùng, lưu lượng tối thiểu để rửa xe ô tô hiệu quả là 14-15 lít/phút, tối ưu là 20 lít/phút.

- Lưu ý: Máy bơm rửa xe, dù là dạng đầu liền hay dây đai, thường có độ hao mòn rất nhanh. Máy xịt rửa nào cũng cần phải thay phớt dầu và phớt nước định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tùy chất lượng hãng.

- Lưu lượng càng nhiều thì tốc độ rửa trôi bùn đất trên thân xe càng nhanh và hiệu quả, thợ rửa xe lâu năm nào cũng công nhận điều này (tất nhiên là phải trên cơ sở áp lực đạt 80-90 bar nói trên, chứ áp lực 30-40 bar như máy rửa xe dây đai thì lại là thấp quá).



2. Máy nén khí: Nếu bạn không có cầu nâng 1 trụ, thì máy nén khí dung tích khoảng 70L hoặc 100L là đủ dùng lâu dài.

Nếu bạn có cầu nâng 1 trụ, hoặc có các thiết bị dùng nhiều hơi khác như phun sơn, thay dầu, v.v... thì cần tới máy nén khí 2 cấp nén (áp từ 12 cân trở lên) và dung tích tối thiểu 200L là cần thiết.

3. Bình phun bọt tuyết: Vô cùng cần thiết để tạo sự chuyên nghiệp cho quy trình rửa xe.

Nếu bạn rửa dưới 50 xe một ngày, bình tạo bọt tuyết dung tích 20L hoặc 30L là đủ.

Nếu bạn rửa trên 50 xe, hãy dùng bình 40L trở lên.

Ngoài ra, nên dùng bình làm bằng Inox 304 dầy dạn để đảm bảo an toàn, cũng như tạo tính thẩm mỹ cho xưởng (bình làm bằng chất liệu kém hơn sẽ nhanh chóng rỉ theo thời gian).

>>> Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bình phun bọt tuyết   để tăng thêm hiệu quả làm sạch, rút ngắn được thời gian rửa xe mà không tốn nhiều chi phí



4. Cầu nâng 1 trụ: Là bài toán cần tính toán kĩ lưỡng trước khi thực hiện. Cầu nâng 1 trụ tạo sự khác biệt rất lớn đối với tầm cỡ của trạm rửa xe.

Ngoài tính hoành tráng, nó phép bạn rửa gầm của xe một cách chuyên nghiệp, theo đó có thể thu hút khách rất mạnh.

5. Máy hút dầu thải: Thay dầu là một dịch vụ "cá kiếm", vì vậy nếu điều kiện cho phép, bạn nên đầu tư một chiếc máy hút dầu thải bằng khí nén hoặc bằng điện.

Máy dùng khí nén thì an toàn tuyệt đối, nhưng hút chậm. Máy dùng điện thì ngược lại, hút nhanh nhưng có rủi ro về an toàn (điện vs dầu nhớt).

6. Ben nâng rửa xe máy:  Dành cho các tiệm rửa xe máy,sử dụng hơi, nguyên tắc hoạt động tương đương với cầu 1 trụ, kích thước nhỏ hơn, không chiếm quá nhiều diện tích của cửa tiệm, cho phép rửa gầm xe một cách chuyên nghiệp.

7. Dây hơi tự rút : Phục vụ công việc bơm lốp và xì khô xe sau khi rửa.

Hi vọng qua bài viết “chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm rửa xe?” có thể  giúp bạn xác định được các khoản phải chi và ước lượng được số vốn mà bạn cần bỏ ra là bao nhiêu để có thể tự mở tiệm rửa xe.  Bạn có thể xem thêm những bài viết mới của Công ty TAHICO qua địa chỉ website: 

Chúc bạn thành công!

Không có nhận xét nào